Đau mắt đỏ mùa xuân là bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, khi lượng phấn hoa di chuyển nhiều hơn trong không khí bay vào mắt, người có cơ địa dị ứng sẽ gây ra những triệu chứng đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cộm trong mắt, rỉ dịch, chảy nước mắt….
Triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 2-4 ngày nếu bệnh nhẹ, nhưng cũng có thể kéo dài đến 2-3 tuần, nếu bệnh nặng. Bệnh lây truyền là do người lành tiếp xúc với dịch tiết từ kết mạc, đường hô hấp trên bị nhiễm, quần áo và đồ dùng sinh hoạt của những người đang bị bệnh… bệnh đau mắt đỏ không gây tử vong, nhưng là bệnh rất dễ lây lan thành dịch, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và chất lượng học tập của học sinh. Trong trường hợp bệnh điều trị không đúng cách, mọi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với mắt. Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ người dân nên thực hiện các biện pháp:
- Nhỏ mắt bằng thuốc Natri clorid 0,9% .
- Nên tránh nhưng nơi khói, bụi, gió vào mắt và nên đeo kính cho mắt.
- Tránh ôm ấp người bệnh và cho ngủ riêng.
- Không nên dùng thuốc tra mắt của mắt bị bệnh tra vào mắt lành.
- Không được lấy tay dụi mắt mà lên lấy giấy thấm, khăn giấy để thấm mắt.
- Khi có dấu hiệu bị đau mắt nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn phòng bệnh.
Ngoài ra, người dân cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cần chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A. Các loại thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật....Uống nhiều nước, khoảng 2lít nước/ ngày để giữ độ ẩm cần thết cho đôi mắt.
Ảnh: Internet
Phòng TT-GDSK