Bệnh tiểu đường là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời. Hiện nay, xét nghiệm máu là cách làm đơn giản nhất để chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường.
Những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
- Khát nước nhiều hơn bình thường: Nếu bắt đầu mắc tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên. Đặc biệt, là vào ban đêm khát nước càng dữ dội hơn.
- Đi tiểu nhiều lần: đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Tầm nhìn giảm sút: Bạn bị mờ mắt? Tầm nhìn không rõ nét như trước? Đây chính là một trong những triệu chứng mà người bị tiểu đường hay mắc phải.
- Viêm nướu: Tiểu đường sẽ làm cho bạn thường xuyên bị khô miệng, khát nước….Việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển và gây ra hiện tượng viêm nướu.
- Vết thương lâu lành: Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì thế dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh.
- Xuất hiện nhiều vết thâm nám: Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.
- Sụt cân đột ngột: Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột. Đây chính là một trong những dấu hiệu phổ biến mà bạn nên chú ý tới khả năng mắc bệnh tiểu đường.
- Mệt mỏi thường xuyên: Về lâu dài lượng đường trong máu tích tụ tăng lên cao mà không được giải phóng ra bên ngoài khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cảm giác nặng nề nên tính tình rất dễ bị cáu ghét, bực bội.
- Cảm giác đói dữ dội: với hiện tượng đi tiểu nhiều lần sẽ khiến cho thận hoạt động nhiều hơn so với bình thường để là nhiệm vụ đào thải lượng đường ra bên ngoài. Lúc này lượng đường trong máu bị giảm xuống nhanh chóng, người bệnh sẽ có cảm giác đói và mệt mỏi.
Bệnh tiểu đường gây ra không ít các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Về lâu dài, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Do đó, để không gặp phải biến chứng của bệnh và ngăn chặn bệnh xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần trực tiếp đi khám và xét nghiệm đúng quy trình.
Phòng bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Thế nên, người dân hãy tiến hành các xét nghiệm máu cần thiết để được chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường và có phương pháp điều trị phù hợp.
Ảnh: Internet
Hồng Hà (Tổng hợp)