Hotline:
0914 637 689
Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức - sự kiện
Bác sĩ gia đình
Hoạt động
Thư Viện
Thư Viện Hình Ảnh
Thư Viện Video
Thủ tục hành chính
Hỏi đáp
Liên hệ
Dịch vụ y tế
Bác sĩ gia đình
Xã Thanh Xuân: Hơn 200 người dân được truyền thông tìm hiểu...
Truyền thông trực tiếp về mô hình bác sỹ gia đình cho 1400 n...
Dịch vụ vận chuyển bệnh nhân
Tư vấn qua điện thoại
Thành lập tổ y tế chăm sóc người bệnh đến tận hộ gia đình
Mô hình phòng khám bác sỹ gia đình được nhân rộng toàn huyện
Nguyên tắc hoạt động của mô hình bác sỹ gia đình
Hoạt động ngành
Quy định về tổ chức cán bộ viên chức lãnh đạo, quản lý lãnh ...
Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ...
Thông báo điều chỉnh một số nội dung về tuyển dụng viên chức
Trung tâm Y tế Sóc Sơn thông báo điều chỉnh một số nội dung về tuyển d...
Phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Kỷ Hợi ...
Đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, ngành y tế Hà N...
Từ 15/7/2018, 88 dịch vụ y tế sẽ giảm giá
Theo Thông tư số 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định giá khám, chữa bệ...
Trung tâm y tế Sóc Sơn hợp tác toàn diện với bệnh viện Bắc T...
Chiều ngày 28/6/2016, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn và bệnh viện Bắc Th...
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về việc thực hiện T...
Tăng cường thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ củ...
Để phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của ...
Hội thảo Đề án xây dựng mô hình bác sỹ gia đình tại Hà Nội g...
Theo đề án, giai đoạn năm 2016, mỗi bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Tru...
Xem thêm
Bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa
Cập nhật: 26/04/2016
Lượt xem: 648
Cỡ chữ
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh phỏng rạ, trái rạ là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị lây bệnh thủy đậu nhất vì sức đề kháng còn yếu kém và thường tiếp xúc với môi trường sống khá rộng.
Khi trẻ bị nhiễm thủy đậu, phụ huynh cần chú ý một số đặc điểm quan trọng sau để giúp trẻ mau lành bệnh và giúp phòng ngừa sự lây lan trong cộng đồng một cách hiệu quả.
Virut gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc xì mũi... nhất là trẻ em. Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học. 90% số bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ 2-7 tuổi.
Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến.
Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.
Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Biến chứng viêm não, viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh...gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình. Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do
Bệnh thủy đậu nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10-14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính miễn nhiễm cao:
Người lớn hoặc trẻ em sau khi bị nhiễm thủy đậu thường cơ thể có tính miễn nhiễm rất cao, hệ miễn dịch của cơ thể tạo được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại rất bền vững, hầu như rất hiếm gặp những trường hợp bị nhiễm thủy đậu lần thứ 2.
Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng. Để phân biệt phụ huynh cần chú ý những đặc điểm sau:
Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau ( do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau ), trong khi đó bòng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.
Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở miệng hoặc vùng mông.
Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vac xin:
Cách phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 tháng tuổi đi tiêm ngừa vac xin thủy đậu tại các Trung tâm Y tế quận/huyện và các bệnh viện lớn trong thành phố.
Ngoài việc tiêm phòng, để tránh nguy cơ lây bệnh, người bệnh cần giữ vệ sinh cá nhân, quần áo, đồ dùng sinh hoạt sạch vì vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu trong gia đình, trường học, cơ quan... có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân 7 - 10 ngày để tránh lây lan cho người xung quanh.
Phòng Truyền Thông GDSK
Trang trước
Lên đầu trang
Gửi email
In trang
Dịch vụ liên quan
TIÊM PHÒNG UỐN VÁN KHI MANG THAI
(0 Lượt xem)
Xã Thanh Xuân: Hơn 200 người dân được truyền thông tìm hiểu về mô hình bác sỹ gia đình
(935 Lượt xem)
Lợi ích và lịch tiêm chủng
(0 Lượt xem)
Truyền thông trực tiếp về mô hình bác sỹ gia đình cho 1400 người dân
(1029 Lượt xem)
Thành lập tổ y tế chăm sóc người bệnh đến tận hộ gia đình
(695 Lượt xem)
Nguyên tắc hoạt động của mô hình bác sỹ gia đình
(840 Lượt xem)
Trung tâm Y tế Sóc Sơn phối hợp với Bệnh viện Bắc Thăng Long khám chữa bệnh cho người dân
(652 Lượt xem)
Cách đựng thực phẩm an toàn trong hộp xốp
(616 Lượt xem)
Phòng chống phòng bệnh do virut Zika
(608 Lượt xem)
Bệnh dại và cách phòng ngừa
(760 Lượt xem)
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(614 Lượt xem)
Mô hình phòng khám bác sỹ gia đình được nhân rộng toàn huyện
(1230 Lượt xem)
Tư vấn qua điện thoại
(1515 Lượt xem)
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
(1348 Lượt xem)
Dịch vụ vận chuyển bệnh nhân
(1685 Lượt xem)
Đăng ký nhận bản tin:
Thống kê truy cập:
Đang online:
14
-
Tổng số truy cập:
1.769.199
DANH MỤC
Trang chủ
Tin tức - sự kiện
Hoạt động
Thủ tục hành chính
Góc thư giãn
LIÊN KẾT
Công thông tin điện tử
Tạp chí y học
Báo y tế
Báo quân đội nhân dân
Báo thanh niên
DỊCH VỤ Y TẾ
Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch Vụ Điều Dưỡng
Khám và tư vấn qua điện thoại
Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ
Bác sỹ gia đình
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn
Số giao dịch: 0423 595 0998 - Fax: 04 3884 0443
Số tư vấn tiêm chủng: 0989 981 425
Đường dây nóng trực lãnh đạo: 0914 637 689
Email: ttythss@hanoi.gov.vn
Website: www.trungtamytehuyensocson.org.vn
Bản quyền thuộc trungtamytesocson.org.vn
Thiết kế website
và
SEO
-
Tất Thành