Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) trên thế giới có xu hướng gia tăng rõ rệt và ngày càng trẻ hóa, với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 - 13 tuổi; thanh niên 20 - dưới 30 tuổi. Trong đó Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng nhanh nhất thế giới. Ước tính ở Việt Nam có khoảng 3.5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm 5.5% dân số. Dự đoán tới năm 2040, đái tháo đường sẽ khiến hơn 6 triệu người Việt mắc bệnh.
Tại huyện Sóc Sơn, hiện nay, có hơn 6 nghìn bệnh nhân đái tháo đường đang được quản lý và điều trị tại các PKĐK và TYT xã, thị trấn.
Đái tháo đường tiến triển âm thầm do nhiều nguyên nhân như di truyền, dinh dưỡng không hợp lý, béo phì, lối sống thụ động, ít hoạt động thể lực và stress, cùng với nguy cơ dẫn đến những biến chứng nặng nề như: rối loạn chức năng miễn dịch, nhồi máu cơ tim, bệnh thận, mù loà, suy thận, xơ gan, sỏi mật, tai biến mạch mão não, đột quỵ....tỉ lệ tử vong cao, đái tháo đường được xem như “kẻ giết người thầm lặng”.
Bệnh ĐTĐ có thể được kiểm soát bởi chế độ ăn, rèn luyện thể lực và sử dụng thuốc hợp lý.
Chế độ ăn: Khẩu phần ăn nên cân đối đầy đủ dinh dưỡng các nhóm chất đạm, chất khoáng, chất đạm…nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ như: rau, củ, quả, tránh các thức ăn nhiều chất đường, bột, chất béo. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa và nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.
Chế độ luyện tập: Thường xuyên luyện tập thể lực phù hợp như: đi bộ, tập dưỡng sinh…. giúp kiểm soát đường máu, kiểm soát được cân nặng cơ thể và làm hạ nồng độ mỡ trong máu.
Người dân cần khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện, điều trị kịp thời và ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường. Với bệnh nhân ĐTĐ nên kiểm tra lượng đường máu trước bữa ăn sáng hàng ngày, uống thuốc và tái khám theo đúng lịch.
Tại các PKĐK và TYT xã thuộc TTYT Sóc Sơn đều có xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người có thẻ BHYT đăng ký tại TTYT Sóc Sơn được BHYT thanh toán khi thực hiện xét nghiệm đường huyết tại các PKĐK và Trạm Y tế xã, thị trấn.