Tiếng Việt

Hotline: 0914 637 689

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy cấp

Cập nhật: 05/06/2017
Lượt xem: 2317

Tiêu chảy cấp là căn bệnh khá nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi nơi và có thể bùng phát thành dịch, nếu không được triều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người dân nên trang bị cho mình những kiến thức về cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy cấp.

Các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn chính là đường lây chủ yếu của bệnh tiêu chảy cấp. Kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy những thực phẩm như rau quả, tiết canh, hải sản tươi sống, rau sống, mắm tép, mắm tôm, thức ăn bị ô nhiễm do tay bẩn, gió, bụi, ruồi, muỗi, nhặng hoặc thức ăn chế biến sẵn mất vệ sinh có liên quan đến những trường hợp mắc bệnh. Đặc biệt, ô nhiễm nguồn nước khiến bệnh dễ dàng bùng phát hơn.

 


Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp tính
Có khả năng lây lan rất nhanh, bệnh tiêu chảy cấp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa  tiêu chảy cấp dưới đây, người dân hoàn toàn có thể yên tâm ngay cả khi dịch bệnh bùng phát.
– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: hạn chế ra vào vùng có dịch, tránh tập trung ăn uống đông người, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần rửa tay bằng xà phòng.
– An toàn vệ sinh thực phẩm: không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, không uống nước lã, không ăn rau sống, thực hiện ăn chín, uống sôi.
– Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: cấm vứt rác, xúc vật chết xuống giếng, sông, hồ, ao; cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống giếng, sông, hồ, ao; nước ăn uống phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B; nguồn nước ăn phải được bảo vệ sạch sẽ.
– Khi có người bị tiêu chảy cấp: báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính
– Điều quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp là không được để cơ thể người bệnh mất nước. Mỗi giờ, người bệnh cần uống tối thiểu 1 lít nước và liên tục cho đến khi không còn tiêu chảy.
– Có thể sử dụng oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.
– Ngày hôm sau bắt đầu ăn nhẹ. Trong vòng 48h sau khi hết tiêu chảy, nên tránh sữa, cà phê, thức uống có cồn, trái cây và các thực phẩm có chứa gia vị trong bữa ăn.
– Các loại kẹo cao su cũng cần tránh do chứa các loại đường như xylitol, sorbitol.
– Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang mang thai.
– Ngoài ra, một số loại hoa quả như ổi, táo, chuối, vỏ quả măng cụt cũng là phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính hiệu quả.
– Với các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện như sốt cao, tiêu chảy trầm trọng, có dấu hiệu mất nước ngày càng nặng thì cần đến gặp bác sĩ hoặc cho người bệnh nhập viện ngay.

Ảnh: Internet.

 

Phòng TT - GDSK

 

Đăng ký nhận bản tin:
Thống kê truy cập:
Đang online: 64 -
Tổng số truy cập: 1.769.311
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn

Số giao dịch: 0423 595 0998 - Fax: 04 3884 0443

Số tư vấn tiêm chủng: 0989 981 425

Đường dây nóng trực lãnh đạo: 0914 637 689

Email: ttythss@hanoi.gov.vn

 
Website: www.trungtamytehuyensocson.org.vn

 

Bản quyền thuộc trungtamytesocson.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành